Trang chủ » TOP 35 phim hoạt hình hay nhất mọi thời đại xem là mê

TOP 35 phim hoạt hình hay nhất mọi thời đại xem là mê

Đừng có nói xem phim hoạt hình là trẻ con nhé. Nhiều phim hoạt hình siêu hay nhé các bạn, kể cả bạn 30 40 tuổi xem vẫn rất tuyệt đó. Phim hoạt hình nào hay nhất? Và Có bao nhiêu phim hoạt hình hay? Sau đây Topnhatvn.com xin gửi đến bạn đọc TOP 35 phim hoạt hình hay nhất mọi thời đại xem là mê. Với mọi thể loại sẽ giúp các bạn quay về với tuổi thơ và mang đến những hình ảnh, âm thanh tươi đẹp nhất.

Nội Dung Chính

TOP 35 phim hoạt hình hay nhất mọi thời đại nên xem

  1. Kỉ Băng Hà – Ice Age (2002)
  2. Hotaru no haka – Mộ Đom Đóm (2013)
  3. Coco – Cuộc hội ngộ kỳ diệu (2017)
  4. Inside Out – Những mảnh ghép cảm xúc (2015)
  5. Spirited Away – Vùng đất linh hồn (2001)
  6. Toy Story – Câu chuyện đồ chơi (1995)
  7. Spider-Man: Into the Spider-V – Người Nhện: Vũ Trụ Mới (2018)
  8. Bí kíp luyện rồng
  9. Batman: Đối đầu mặt nạ đỏ (Batman: Under The Red Hood)
  10. Zootopia – Phi vụ động trời (2016)
  11. Nữ hoàng băng giá (Frozen)
  12. Kubo and the Two Strings – Kubo và sứ mệnh Samurai (2016)
  13. Biệt đội siêu anh hùng Teen Titans (Teen Titans Go! To the Movies)
  14. The Lego Moive – Câu chuyện Lego (2014)
  15. Ráp-phờ đập phá (Wreck-It Ralph)
  16. Wall- E – Rô-bốt biết yêu (2015)
  17. Cừu quê ra phố (Shaun the Sheep Movie)
  18. Up – Vút bay (2009)
  19. Dạo bước phố đêm (The Night is Short, Walk on Girl)
  20. Finding Nemo – Đi tìm Nemo (2003)
  21. Những đứa con của sói (Wolf Children)
  22. The Incredibles – Gia đình siêu nhân (2004)
  23. Công chúa tóc xù (Brave) (2012)
  24. Ratatouille – Chuột đầu bếp (2007)
  25. Hành trình của Moana
  26. The Lion King – Vua sư tử (2019)
  27. Anomalisa – Những Mảnh Ghép Của Nỗi Cô Đơn
  28. Minions – Kẻ Trộm mặt trăng (2015)
  29. Paranorman và giác quan thứ 6
  30. Your Name – Tên cậu là gì? (2016)
  31. Đảo của những chú chó (Isle of Dogs)
  32. My Neighbor Totoro – Hàng xóm của tôi là Totoro (1988)
  33. Rango (Tắc kè nhát gan)
  34. A Silent Voice – Dáng Hình Thanh Âm (2016)
  35. Nổi gió (The Wind Rise)

Kỉ Băng Hà – Ice Age (2002)

Kỉ Băng Hà (tiếng Anh: Ice Age) là một bộ phim hoạt hình đồ hoạ máy tính được sản xuất bởi Blue Sky Studios và hãng 20th Century Fox của điện ảnh Hoa Kỳ năm 2002. Bộ phim được đạo diễn bởi Carlos Saldanha và Chris Wedge, từ câu chuyện của Michael J. Wilson. Các diễn viên lồng tiếng cho phim gồm Ray Romano, John Leguizamo, và Denis Leary. Bộ phim từng được đề cử cho hạng mục phim hoạt hình xuất sắc tại Lễ trao giải Oscar lần thứ 75.

Phim Kỉ Băng Hà - Ice Age
Phim Kỉ Băng Hà – Ice Age

Bộ phim nhận được nhiều phản ứng tốt từ giới phê bình và khán giả, khởi nguồn loạt phim Kỷ băng hà, tính tới thời điểm năm 2016, bộ phim đã có 5 phần đã được công chiếu. Bốn phần tiếp theo đã được công chiếu gồm Ice Age 2: The Meltdown (Kỉ băng hà 2: Băng tan), Ice Age 3: Dawn of the Dinosaurs (Kỉ băng hà 3: Khủng long thức giấc), Ice Age 4: Continental Drift (Kỉ băng hà 4: Lục địa trôi dạt) và Ice Age 5: Collision Course (Kỉ băng hà 5: Trời sập).

Hotaru no haka – Mộ Đom Đóm (2013)

Mộ đom đóm (火垂るの墓 Hotaru no Haka?, Grave of the Fireflies) là một bộ phim hoạt hình Nhật Bản của hãng phim hoạt hình Ghibli sản xuất năm 1988 do đạo diễn Takahata Isao viết kịch bản và đạo diễn. Bộ phim được dựa theo cuốn tiểu thuyết cùng tên của Nosaka Akiyuki vốn được tác giả viết dưới dạng bán tự truyện như là một lời xin lỗi với người em gái của chính tác giả. Giống như các tác phẩm khác của hãng Ghibli, bộ phim được chú ý nhờ đạt được chất lượng cao cả về mặt nghệ thuật và hình ảnh.

1010 shopee
Hotaru no haka – Mộ Đom Đóm (2013)
Hotaru no haka – Mộ Đom Đóm (2013)

Một vài nhà phê bình phim (trong đó phải kể tới Roger Ebert) coi Mộ Đom đóm là một trong những bộ phim phản chiến mạnh mẽ nhất đã từng được thực hiện. Nhà nghiên cứu lịch sử hoạt hình Ernest Rister đã so sánh bộ phim này với tác phẩm của đạo diễn Steven Spielberg, bộ phim Bản danh sách của Schindler và nói thêm: “Đây là bộ phim hoạt hình nhân văn nhất mà tôi được xem.” Với người Nhật thì bộ phim thường được hiểu như một câu chuyện ngụ ngôn về lòng tự trọng hơn là về tinh thần phản chiến.

Coco – Cuộc hội ngộ kỳ diệu (2017)

Coco là phim 3D của Mỹ thuộc thể loại Hoạt hình, giả tưởng, phim ca nhạc và phiêu lưu sản xuất bởi Pixar Animation Studios và ra mắt bởi Walt Disney Pictures dựa vào ý tưởng của Lee Unkrich, do Unkrich chỉ đạo với đồng đạo diễn và đồng tác giả Adrian Molina. Câu chuyện kể về một cậu bé 12 tuổi tên Miguel, cậu đã khởi đầu cho một chuỗi sự kiện liên quan đến những bí ẩn của thế kỷ, dẫn đến một cuộc hội ngộ bất ngờ và bất thường của cậu với thần tượng.

Coco – Cuộc hội ngộ kỳ diệu (2017)
Coco – Cuộc hội ngộ kỳ diệu (2017)

Bộ phim nói về ngày lễ Día de Muertos của México. Kịch bản được viết bởi Adrian Molina and Matthew Aldrich. Pixar bắt đầu phát triển phim này vào năm 2016. Unkrich và cộng sự cũng đã viếng thăm Mexico để lấy cảm hứng. Những bộ xương trong bộ phim được thiết kế lại để trông hấp dẫn hơn. Nhạc sĩ Michael Giacchino phụ trách sáng tác nhạc.

Coco được công chiếu vào ngày 20 tháng 10 năm 2017 tại Liên hoan phim quốc tế Morelia ở Morelia, Mexico và được phát hành ở Mexico 1 tuần sau đó, cuối tuần trước Día de Muertos. Nó được phát hành ở Mỹ vào 22 tháng 11 năm 2017.

Inside Out – Những mảnh ghép cảm xúc (2015)

Inside Out (tiếng Việt: Những mảnh ghép cảm xúc) là bộ phim hoạt hình máy tính 3D của Mỹ được hãng phim hoạt hình Pixar sản xuất và phát hành bởi Walt Disney Pictures. Phim do Pete Docter đạo diễn, Ronnie del Carmen đồng đạo diễn, kịch bản do Pete Docter, Meg LeFauve và Josh Cooley viết, chuyển thể từ một câu chuyện của Docter và Del Carmen.

Inside Out – Những mảnh ghép cảm xúc (2015)
Inside Out – Những mảnh ghép cảm xúc (2015)

Bộ phim lấy bối cảnh bên trong não bộ của cô bé Riley Anderson, nơi năm cảm xúc là Joy (Vui Vẻ), Anger (Giận Dữ), Disgust (Chán Ghét), Fear (Sợ Hãi) và Sadness (Buồn Bã) luôn cố gắng dẫn dắt cuộc sống của cô khi cô bé và cha mẹ đang thích nghi với cuộc sống mới ở San Francisco.

Spirited Away – Vùng đất linh hồn (2001)

Sen và Chihiro ở thế giới thần bí (Nhật: 千せんと千尋ちひろの神隠かみかくし Hepburn: Sen to Chihiro no Kamikakushi?, tựa tiếng Anh: Spirited Away; tựa Việt khác là Vùng đất linh hồn) là một bộ phim điện ảnh hoạt hình Nhật Bản đề tài tuổi mới lớn và kỳ ảo công chiếu năm 2001 do Miyazaki Hayao làm đạo diễn kiêm nhà biên kịch. Tác phẩm do xưởng phim Studio Ghibli sản xuất cho Tokuma Shoten, Nippon Television Network, Dentsu, Buena Vista Home Entertainment, Tohokushinsha Film và Mitsubishi; bên cạnh đó công ty Toho là đơn vị chịu trách nhiệm phát hành phim.

Spirited Away – Vùng đất linh hồn (2001)
Spirited Away – Vùng đất linh hồn (2001)

Phim có sự diễn xuất lồng tiếng của Hiiragi Rumi, Irino Miyu, Natsuki Mari, Naito Takeshi, Sawaguchi Yasuko, Kamijō Tsunehiko, Ono Takehiko và Sugawara Bunta. Cốt truyện phim kể về câu chuyện của Ogino Chihiro (Hiiragi), một cô bé 10 tuổi luôn buồn chán; trong khi chuyển đến ngôi nhà mới thì cô bị lạc vào thế giới linh hồn của tín ngưỡng dân gian Thần đạo Nhật Bản. Sau khi cha mẹ mình bị phù thủy Yubaba (Natsuki) biến thành heo, Chihiro buộc phải làm việc tại nhà tắm công cộng của Yubaba để tìm cách giải thoát cha mẹ và mình và trở về với thế giới loài người.

Toy Story – Câu chuyện đồ chơi (1995)

Câu chuyện đồ chơi (tên tiếng Anh: Toy Story) là bộ phim hoạt hình máy tính của Mỹ ra mắt vào năm 1995 do xưởng phim hoạt hình Pixar sản xuất và Walt Disney Pictures phát hành. Đây là bộ phim hoạt hình dài đầu tiên của Pixar sử dụng công nghệ 3D và là bộ phim hoạt hình dài được sản xuất bằng máy tính đầu tiên trong lịch sử điện ảnh.

Toy Story – Câu chuyện đồ chơi (2010)
Toy Story – Câu chuyện đồ chơi (2010)

Được đạo diễn bởi John Lasseter, Câu chuyện đồ chơi xoay quanh một nhóm các đồ chơi có cảm xúc và hành động giống con người nhưng giả vờ là vật vô tri mỗi khi có người ở xung quanh, với hai nhân vật chính là cao bồi Woody và cảnh sát vũ trụ Buzz Lightyear. Kịch bản của phim được viết bởi Andrew Stanton, Joss Whedon, Joel Cohen và Alec Sokolow. Phần nhạc phim được sáng tác bởi Randy Newman.

Được phát hành vào 22 tháng 11 năm 1995. Câu chuyện đồ chơi 2 và Câu chuyện đồ chơi 3 được ra mắt lần lượt vào năm 1999 và 2010. Cả hai bộ phim này đều nhận được phản hồi vô cùng tính cực và đạt được thành công lớn về mặt doanh thu. Tháng 11 năm 2014, Disney thông báo Câu chuyện đồ chơi 4 đang trong quá trình sản xuất với John Lasseter làm đạo diễn.

Spider-Man: Into the Spider-V – Người Nhện: Vũ Trụ Mới (2018)

Người Nhện: Vũ trụ mới (tên gốc tiếng Anh: Spider-Man: Into the Spider-Verse) là phim điện ảnh hoạt hình máy tính siêu anh hùng năm 2018 của Mỹ lấy nhân vật Miles Morales của Marvel Comics làm trung tâm. Tác phẩm do hai hãng Columbia Pictures và Sony Pictures Animation hợp tác sản xuất cùng Marvel, với Sony Pictures Releasing chịu trách nhiệm phân phối.

Người Nhện: Vũ Trụ Mới (2018)
Người Nhện: Vũ Trụ Mới (2018)

Đây là phim điện ảnh hoạt hình đầu tiên thuộc thương hiệu Người Nhện, với Bob Persichetti, Peter Ramsey và Rodney Rothman đảm nhiệm vị trí đạo diễn, cùng phần kịch bản do Phil Lord và Rothman chắp bút. Phim có sự tham gia lồng tiếng của Shameik Moore trong vai nhân vật chính Miles Morales / Spider-Man, cùng với Jake Johnson, Hailee Steinfeld, Mahershala Ali, Brian Tyree Henry, Lily Tomlin, Luna Lauren Velez, John Mulaney, Kimiko Glenn, Nicolas Cage và Liev Schreiber trong vai các nhân vật phụ.

Lấy bối cảnh trong một đa vũ trụ mang tên “Spider-Verse”, Miles Morales bất đắc dĩ trở thành một Spider-Man mới; và cậu cùng với những Spider-Man từ các chiều không gian khác sẽ hợp tác với nhau để giải cứu Thành phố New York khỏi kẻ phản diện Kingpin.

Bí kíp luyện rồng

Bí kíp luyện rồng (tiếng Anh: How to Train Your Dragon) là bộ phim hoạt hình 3D thể loại giả tưởng được sản xuất và phát hành bởi DreamWorks Animation. Nội dung bộ phim dựa trên cuốn sách cùng tên phát hành năm 2003 của tác giả Cressida Cowell. Phim có sự tham gia lồng tiếng của nhiều ngôi sao như Jay Baruchel, Gerard Butler, Craig Ferguson, America Ferrera, Jonah Hill, T.J. Miller, Kristen Wiig, và Christopher Mintz-Plasse.

Bí kíp luyện rồng 2 (2014)
Bí kíp luyện rồng 2 (2014)

Bí kíp luyện rồng cũng là bộ phim đầu tiên sử dụng logo mới của hãng phim DreamWorks Animation. Bộ phim khởi chiếu vào ngày 26 tháng 3 năm 2010, mặc dù những ngày khởi chiếu đầu doanh thu thấp nhưng khán giả sau khi coi đã truyền miệng nhau và bộ phim nổi tiếng nhanh chóng và điều đó khiến bộ phim thành công nhanh với doanh thu lớn như hiện nay.

Batman: Đối đầu mặt nạ đỏ (Batman: Under The Red Hood)

Batman: Under the Red Hood là một bộ phim hoạt hình trực tiếp về cuộc phiêu lưu siêu anh hùng của Mỹ năm 2010, được sản xuất bởi Warner Bros. Animation và được phát hành bởi Warner Home Video. Đây là phim thứ tám trong loạt Phim gốc hoạt hình của Vũ trụ DC . Nhà văn, Judd Winick , cũng đã viết phần ” Under the Hood ” trong truyện tranh.

Xem thêm:  Top 100 bộ phim HongKong hay nhất mọi thời đại
Batman: Under The Red Hood
Batman: Under The Red Hood

Bộ phim được phát hành vào ngày 27 tháng 7 năm 2010 và nhận được đánh giá tích cực từ các nhà phê bình, những người khen ngợi cốt truyện, hoạt hình và tập trung vào cách kể chuyện. Nó thường được coi là một trong những bộ phim hay nhất trong dòng Phim hoạt hình gốc của Vũ trụ DC. Bộ phim cũng thành công về mặt thương mại, thu về hơn 12 triệu đô la doanh thu từ video tại nhà.

Zootopia – Phi vụ động trời (2016)

Phi vụ động trời (tên gốc tiếng Anh: Zootopia, hay còn được biết đến với tên Zootropolis ở một số quốc gia) là một bộ phim hoạt hình gia đình, phiêu lưu-hài kịch 3D năm 2016 của Mỹ, phim được sản xuất bởi Walt Disney Animation Studios và phát hành bởi Walt Disney Pictures. Đây là phim hoạt hình thứ 55 trong loạt phim của Walt Disney Animated Classics.

Phi vụ động trời được đạo diễn bởi Byron Howard, Rich Moore, và đồng đạo diễn bởi Jared Bush, với sự tham gia lồng tiếng của Ginnifer Goodwin, Jason Bateman, Idris Elba, J.K. Simmons, Tommy Chong, Octavia Spencer, Jenny Slate, và Shakira. Phim được phát hành dưới các định dạng Disney Digital 3D, RealD 3D, và IMAX 3D vào ngày 4 tháng 3 năm 2016 tại Mỹ.

Zootopia – Phi vụ động trời (2016)
Zootopia – Phi vụ động trời (2016)

Ở Việt Nam, Phi vụ động trời được phát hành sớm hơn vào ngày 19 tháng 2 năm 2016. Nội dung của phim nói về tình bạn bất đắc dĩ giữa một cô thỏ cảnh sát và một chú cáo đỏ khi cả hai phát hiện ra một âm mưu liên quan tới sự mất tích của các cư dân thú ăn thịt trong thành phố.

Phi vụ động trời nhận được nhiều đánh giá tích cực từ giới chuyên môn, đề cao về thiết kế đồ họa, kịch bản tinh vi cũng như sự pha trộn giữa tính hài hước và sự kịch tính, và trên hết là chủ đề của bộ phim về sự định kiến và khuôn mẫu. Ngay sau khi ra mắt, bộ phim đã phá vỡ nhiều kỉ lục về doanh thu tại nhiều quốc gia. Bộ phim này đã thắng 1 giải Oscar cho hạng mục “Phim hoạt hình hay nhất” năm 2016 tại Giải Oscar lần thứ 89 (2017).

Nữ hoàng băng giá (Frozen)

Nữ hoàng băng giá (còn gọi là Băng giá, tiếng Anh: Frozen) là phim điện ảnh nhạc kịch kỳ ảo sử dụng công nghệ hoạt hình máy tính của Mỹ do Walt Disney Animation Studios sản xuất và Walt Disney Pictures phát hành vào năm 2013. Đây là bộ phim hoạt hình chiếu rạp thứ 53 trong series Walt Disney Animated Classics.
Tháng 11 năm 2019, phần tiếp nối của phim có tựa đề Nữ hoàng băng giá 2 chính thức ra mắt.

Nữ hoàng băng giá (Frozen)
Nữ hoàng băng giá (Frozen)

Lấy cảm hứng từ câu chuyện cổ tích Bà chúa Tuyết của nhà văn Hans Christian Andersen, bộ phim kể về một nàng công chúa dũng cảm lên đường dấn thân vào một cuộc hành trình gian khó với một anh chàng miền núi cường tráng, dễ rung động nhưng ban đầu hơi thô lỗ, cùng chú tuần lộc trung thành của mình và một chàng người tuyết vui nhộn tình cờ gặp để đi tìm người chị gái đang phải sống một mình trên núi, một nữ hoàng sở hữu sức mạnh tạo ra băng giá đã vô tình khiến cả vương quốc chìm trong mùa đông vĩnh cửu.

Kubo and the Two Strings – Kubo và sứ mệnh Samurai (2016)

Kubo và sứ mệnh samurai (tên gốc tiếng Anh: Kubo and the Two Strings) là một phim điện ảnh hoạt hình tĩnh vật phiêu lưu-hành động kỳ ảo 3D của Mỹ năm 2016 được đạo diễn và đồng sản xuất bởi Travis Knight (sản phẩm điện ảnh đầu tay), với phần kịch bản được Marc Haimes Chris Butler chấp bút.

Phim có sự tham gia lồng tiếng của Charlize Theron, Art Parkinson, Ralph Fiennes, Rooney Mara, George Takei, và Matthew McConaughey. Đây là phim điện ảnh thứ tư do hãng phim Laika sản xuất. Nội dung phim kể về Kubo, một cậu bé mù một mắt có năng lực phép thuật. Với sự trợ giúp của Khỉ và Bọ Cánh cứng, cậu phải tìm cách đánh bại hai chị em Karasu và Yukami, Nguyệt Đế Raiden và đội quân các linh hồn bóng tối của hắn.

Kubo and the Two Strings – Kubo và sứ mệnh Samurai (2016)
Kubo and the Two Strings – Kubo và sứ mệnh Samurai (2016)

Kubo và sứ mệnh samurai được ra mắt tại Liên hoan phim quốc tế Melbourne vào ngày 13 tháng 8 năm 2016, và được phát hành bởi Focus Features tại Mỹ vào ngày 19 tháng 8 năm 2017. Tại Việt Nam, phim cũng được phát hành tại các rạp chiếu cùng ngày với Mỹ. Phim nhận được nhiều lời khen ngợi từ giới chuyên môn và đã thu về 69 triệu USD trên toàn thế giới. Kubo và sứ mệnh samurai đã giành chiến thắng ở giải BAFTA cho Phim hoạt hình hay nhất và nhận được hai đề cử tại giải Oscar cho Phim hoạt hình hay nhất và Hiệu ứng hình ảnh xuất sắc nhất.

Biệt đội siêu anh hùng Teen Titans (Teen Titans Go! To the Movies)

Teen Titans Go! (tựa đề tiếng Việt: Biệt đội Thiếu niên Titan xuất kích!), viết tắt là TTG, là loạt phim hoạt hình Mỹ được phát triển bởi Aaron Horvath và Michael Jelenic và công chiếu trên kênh Cartoon Network vào ngày 23 tháng 4 năm 2013, dựa trên nhóm siêu anh hùng giả tưởng của DC Comics.

Biệt đội siêu anh hùng Teen Titans (Teen Titans Go! To the Movies)
Biệt đội siêu anh hùng Teen Titans (Teen Titans Go! To the Movies)

Loạt phim được công bố sau sự phổ biến của các phim ngắn về New Teen Titans của DC Nation. Các công ty sản xuất bao gồm DC Entertainment và Warner Bros. Animation, với việc tạo hoạt hình được gia công cho Copernicus Studios và Bardel Entertainment tại Canada.

Sở hữu một phong cách hoạt hình khác, Teen Titans Go! là một tác phẩm spin-off hài hước và hầu như không có sự tiếp nối đến loạt phim Teen Titans gốc (mặc dù vài chi tiết liên quan vẫn được đề cập đến như những chi tiết fan service hài hước) hay bất kỳ tác phẩm nào khác thuộc nhượng quyền DC Comics. Nhiều nhân vật DC xuất hiện với vai trò khách mời và được đề cập đến trong hậu cảnh. Dàn diễn viên lồng tiếng chính từ phần phim gốc cũng quay trở lại với các vai diễn của họ trong phần phim này. Bộ phim này khám phá những việc mà nhóm Titans làm khi họ quanh quẩn bên toà tháp Titans Tower.

Hai phim điện ảnh của Teen Titans Go! là Teen Titans Go! To the Movies và Teen Titans Go! vs Teen Titans lần lượt được phát hành vào năm 2018 và năm 2019.

The Lego Moive – Câu chuyện Lego (2014)

The Lego Movie (cách điệu là THE LEGO® Movie, tựa Việt: Bộ phim Lego) là một bộ phim hài, hoạt hình máy tính, phiêu lưu, stop-motion phát hành năm 2014. Đồng đạo diễn và kịch bản bởi Phil Lord và Chris Miller, bộ phim được phân phối bởi Warner Bros. Pictures với sự lồng tiếng của các diễn viên Chris Pratt, Will Ferrell, Elizabeth Banks, Will Arnett, Nick Offerman, Alison Brie, Charlie Day, Liam Neeson và Morgan Freeman.

The Lego Moive – Câu chuyện Lego (2014)
The Lego Moive – Câu chuyện Lego (2014)

Chủ yếu dựa vào dòng đồ chơi Lego, bộ phim kể về câu chuyện một công nhân Lego được tiên tri để cứu vũ trụ Lego từ một bạo chúa ác độc.

Ráp-phờ đập phá (Wreck-It Ralph)

Wreck-it Ralph (tiếng Việt: Ráp-phờ đập phá) là một bộ phim hài hoạt hình vi tính 3D năm 2012 của Mỹ do hãng Walt Disney Animation Studios sản xuất và Walt Disney Pictures phát hành. Đây là bộ phim thứ 52 trong series Walt Disney Animated Classics.

Bộ phim được đạo diễn bởi Rich Moore, người đã chỉ đạo các tập phim của The Simpsons và Futurama kịch bản được viết bởi Jennifer Lee và Phil Johnston từ một câu chuyện của Moore, Johnston và Jim Reardon. John Lasseter từng là giám đốc điều hành sản xuất. Bộ phim có sự tham gia lồng tiếng của John C. Reilly, Sarah Silverman, Jack McBrayer, và Jane Lynch.

Ráp-phờ đập phá (Wreck-It Ralph)
Ráp-phờ đập phá (Wreck-It Ralph)

Bộ phim kể về nhân vật phản diện Ralph trong một trò chơi arcade cùng tên, người đứng lên chống lại vai trò “kẻ xấu” của mình với giấc mơ trở thành một anh hùng. Wreck-It Ralph công chiếu đầu tiên tại Rạp El Capitan vào ngày 29 tháng 10 năm 2012, và công chiếu rộng rãi từ ngày 2 tháng 11.

Bộ phim là một thành công cả về mặt chuyên môn lẫn thương mại, thu về 471 triệu đô la trên toàn thế giới so với kinh phí 165 triệu đô la và giành được giải Annie Awards cho hạng mục “Phim hoạt hình xuất sắc nhất”, nhận được đề cử Quả Cầu Vàng cũng như Oscars cho hạng mục “Phim hoạt hình xuất sắc nhất”. Wreck-It Ralph đã được phát hành trên đĩa Blu-ray và DVD vào ngày 05 Tháng 3 năm 2013.

Đây là phần đầu tiên trong series Wreck-It Ralph. Phần tiếp theo, Wreck-It Ralph 2: Phá đảo thế giới ảo, được phát hành vào ngày 21 tháng 11 năm 2018.

Wall- E – Rô-bốt biết yêu (2015)

Rô-bốt biết yêu (tựa gốc tiếng Anh: WALL·E) là một bộ phim hoạt hình đồ họa vi tính, thể loại khoa học viễn tưởng và lãng mạn, do Pixar Animation Studios sản xuất năm 2008. Bộ phim dựa theo ý tưởng của đạo diễn Andrew Stanton về một Trái Đất đang chết dần trong biển rác; nhân loại đã từng sinh sống trên hành tinh xinh đẹp này phải rời bỏ nó. WALL·E là một chú rôbốt được thiết kế chuyên xử lý rác thải trên Trái Đất. Tình cờ một ngày nọ, WALL·E gặp được rôbốt EVE và nảy sinh tình cảm, chú quyết định theo chân nàng phiêu lưu vào không gian.

Wall- E – Rô-bốt biết yêu (2015)
Wall- E – Rô-bốt biết yêu (2015)

Sau phim Finding Nemo, Andrew Stanton cho biết Pixar đã thành công trong phần mô phỏng phần không gian dưới đáy biển và do đó ông muốn bộ phim tiếp theo sẽ mô phỏng không gian vũ trụ. Hầu hết nhân vật trong phim không nói được tiếng người, nhưng thay vào đó chúng có cử chỉ và phát ra những âm thanh đặc trưng cho rôbốt nói chung, phần khó khăn đó do Ben Burtt phụ trách. Ngoài ra, đây là bộ phim đầu mà Pixar thực hiện có những phân đoạn dựa trên động tác thật của diễn viên.

Cừu quê ra phố (Shaun the Sheep Movie)

Những Chú Cừu Thông Minh là loạt phim truyền hình dành cho trẻ em của Anh sản xuất bởi Aardman Animations và HIT Entertainment, và ủy quyền bởi BBC và WDR. Bộ phim được sản xuất theo công nghệ hoạt hình tĩnh vật(stop-motion).

Cừu quê ra phố (Shaun the Sheep Movie)
Cừu quê ra phố (Shaun the Sheep Movie)

Tập phim đầu tiên được phát sóng ở Vương quốc Anh trên CBBC vào tháng 3 năm 2007. 60 tập phim đầu tiên được coi là một thành công rất lớn trên toàn thế giới và 20 tập phim tiếp theo hiện đang được phát sóng. Năm 2015, đã có một tựa phim dài mới được phát hành dưới tên Cừu quê ra phố.

Vốn chỉ là một nhân vật xuất hiện trong loạt phim hoạt hình về Wallace và Gromit, chú cừu Shaun đã được các nhà sản xuất của hãng Aardman Animations nhận ra tiềm năng. Họ quyết định làm một loạt phim riêng về Shaun. Và thành công mà nhân vật tinh nghịch này đem lại là ngoài cả mong đợi.

Lần đầu tiên được lên sóng truyền hình qua kênh CBBC, cho tới nay, sau hơn 180 tập phim ngắn, chú cừu đã trở thành một trong những nhân vật hoạt hình được yêu thích nhất trên thế giới và có mặt trên màn ảnh nhỏ của hơn 180 quốc gia. Mạnh dạn tận dụng những thành quả sẵn có, Aardman cùng StudioCanal sản xuất phiên bản bản điện ảnh: Shaun the Sheep Movie (Cừu quê ra phố).

Up – Vút bay (2009)

Vút bay (tựa gốc tiếng Anh: Up) là một bộ phim hoạt hình máy tính được Pixar Animation Studios sản xuất và Walt Disney Pictures phát hành. Bộ phim ra mắt khán giả vào ngày 9 tháng 5 năm 2009 tại Bắc Mỹ và là phim hoạt hình đầu tiên khai mạc Liên hoan phim Cannes 2009. Bộ phim ra mắt khán giả tại Anh vào ngày 9 tháng 10 năm 2009.

Up – Vút bay (2009)
Up – Vút bay (2009)

Vút bay là bộ phim dài thứ nhì của đạo diễn Pete Docter, sau bộ phim Monsters, Inc., và có sự tham gia lồng tiếng của các diễn viên Edward Asner, Christopher Plummer, Bob Peterson, và Jordan Nagai. Đây là bộ phim thời lượng dài thứ 10 của Pixar và là bộ phim đầu tiên được chiếu bằng kỹ thuật Disney Digital 3-D, Bộ phim cũng được trình chiếu với công nghệ Dolby 3D trong một số rạp.

Câu chuyện của bộ phim xoay quanh một ông lão goá vợ tên Carl Fredricksen và một cậu bé “nhà thám hiểm hoang dã” tên là Russell. Họ bay đến Nam Mỹ trong một căn nhà được kéo lên không trung bằng bóng bay. Bộ phim được hầu hết giới phê bình đánh giá cao với tỷ lệ 98% tại Rotten Tomatoes (bộ phim có tỷ lệ khen thưởng cao nhất năm 2009 tại trang web này), và đã đạt doanh thu trên 723 triệu USD toàn cầu, trở thành bộ phim có doanh thu cao thứ nhì của Pixar, chỉ sau Finding Nemo.

Vút bay đã giành Giải Quả cầu vàng cho phim hoạt hình hay nhất và nhạc phim gốc hay nhất của Hiệp hội báo chí nước ngoài tại Hollywood. Gần đây hơn, bộ phim cũng đã nhận 5 đề cử cho Giải Oscar, kể cả cho phim xuất sắc nhất, trở thành bộ phim hoạt hình thứ nhì trong lịch sử nhận đề cử cho giải này, chỉ sau phim Người đẹp và ác thú trong năm 1991.[7] Nó cũng được đề cử cho giải phim hoạt hình hay nhất.

Xem thêm:  TOP 9 túi trữ đựng sữa tốt được ưa chuộng nhất hiện nay

Dạo bước phố đêm (The Night is Short, Walk on Girl)

Dạo bước Phố Đêm (夜は短し歩けよ乙女 Yoru wa Mijikashi Aruke yo Otome?) là phim hoạt hình anime hài lãng mạn Nhật Bản được đạo diễn bởi Yuasa Masaaki. Bộ phim dựa trên tiểu thuyết cùng tên do Morimi Tomihiko viết và Nakamura Yusuke minh họa, đồng thời anh cũng phụ trách thiết kế nhân vật gốc trong phim.

Phim được phát hành ở Bắc Mỹ với cái tên The Night Is Short, Walk On Girl, với mạo từ ở đầu trong khi những vùng nói tiếng Anh khác thì không. Bộ phim nhận được giải thưởng Grand Prize cho phần hoạt họa đẹp nhất ở Ottawa International Animation Festival[8] và Giải Viện Hàn lâm Nhật Bản cho Phim hoạt hình hay nhất của năm.

Dạo bước phố đêm (The Night is Short, Walk on Girl)
Dạo bước phố đêm (The Night is Short, Walk on Girl)

Bộ phim là tác phẩm tiếp nối tinh thần cho The Tatami Galaxy, cũng là tác phẩm tiểu thuyết của tác giả Morimi và đạo diễn bởi Yuasa. Mặc dù hai tác phẩm chia sẻ chung hậu cảnh là Đại học Kyoto và một vài nhân vật, nhưng cốt truyện hoàn toàn không liên quan.

Finding Nemo – Đi tìm Nemo (2003)

Đi tìm Nemo (tiếng Anh: Finding Nemo, tại Việt Nam còn được gọi là Cuộc phiêu lưu của Nemo) là một bộ phim hoạt hình của Hoa Kỳ được công chiếu vào năm 2003. Phim do Andrew Stanton viết kịch bản, Stanton và Lee Unkrich đạo diễn, hai hãng Walt Disney và Pixar đồng sản xuất.

Phim nói về câu chuyện của chú cá hề Marlin (do Albert Brooks lồng tiếng) cùng với một con cá khác là Dory (do Ellen DeGeneres lồng tiếng) đi tìm con trai của anh là Nemo (do Alexander Gould lồng tiếng). Trên đường đi anh hiểu ra một điều là con trai của mình – Nemo, có thể tự chăm sóc lấy bản thân mà không cần đến sự can thiệp của anh.

Finding Nemo – Đi tìm Nemo (2003)
Finding Nemo – Đi tìm Nemo (2003)

Bộ phim nhận được rất nhiều lời nhận xét tốt và giành giải cho bộ phim hoạt hình hay nhất. Nó nhận được doanh thu khổng lồ với khoảng 940 triệu đôla Mỹ trên toàn thế giới. Đây là bộ phim bán được nhiều đĩa DVD nhất trong lịch sử, với hơn 40 triệu bản được bán vào năm 2006. Vào năm 2008, Viện hàn lâm điện ảnh Mĩ điền tên bộ phim vào danh sách 10 bộ phim hoạt hình hay nhất từng được quay. Đây cũng là bộ phim đầu tiên Pixar không cho ra mắt vào tháng 11.

Những đứa con của sói (Wolf Children)

Hai đứa con của chó sói (tiếng Nhật: おおかみこどもの雨と雪; Hepburn: Ōkami Kodomo no Ame to Yuki; tiếng Anh: Wolf Children) là một bộ phim điện ảnh hoạt hình Nhật Bản đề tài kỳ ảo công chiếu năm 2012 do Hosoda Mamoru làm đạo diễn kiêm đồng sáng tác kịch bản. Bộ phim có sự tham gia lồng tiếng của Miyazaki Aoi, Osawa Takao và Kuroki Haru. Nội dung phim kể về một người mẹ trẻ đơn thân nuôi hai đứa con nửa người-nửa sói Ame và Yuki sau khi người cha là sói của chúng qua đời.

Những đứa con của sói (Wolf Children)
Những đứa con của sói (Wolf Children)

Nhằm tạo ra tác phẩm, đạo diễn Hosoda đã thành lập Studio Chizu để cùng sản xuất phim với hãng Madhouse. Sadamoto Yoshiyuki, nhà thiết kế nhân vật cho Fushigi no Umi no Nadia (1990) và Shin Seiki Evangelion (1995) là người tạo hình nhân vật trong phim. Hai đứa con của chó sói có buổi chiếu ra mắt lần đầu tiên toàn thế giới tại Paris vào ngày 25 tháng 6 năm 2012 và công chiếu vào ngày 21 tháng 7 năm 2012 tại Nhật Bản.

Bộ phim được cấp phép bản quyền cho Funimation Entertainment ở Bắc Mỹ và được phát hành trên đĩa DVD và Blu-ray vào ngày 23 tháng 11 năm 2013. Tại Việt Nam, Liên hoan phim Nhật Bản “Thổi làn gió mới! Phim truyện và hoạt hình Nhật Bản 2013” đã trình chiếu bộ phim dưới tựa đề tiếng Việt chính thức là Hai đứa con của chó sói.

Tác phẩm còn được đạo diễn Hosoda Mamoru chuyển thể thành hai cuốn light novel và một cuốn manga; một trong số chúng đã được xuất bản với ấn bản cấp phép bản quyền tại Việt Nam cho IPM dưới tựa Việt hóa là Ame và Yuki – Những đứa con của Sói.

The Incredibles – Gia đình siêu nhân (2004)

Gia đình siêu nhân (tựa tiếng Anh: The Incredibles) là một bộ phim hoạt hình máy tính (3D) thuộc thể loại siêu anh hùng được Pixar Animation Studios sản xuất và hãng Walt Disney Pictures phát hành. Phim được Brad Bird, một cựu đạo diễn và cố vấn điều hành trong chương trình The Simpsons, viết kịch bản và đạo diễn. Bộ phim có sự tham gia của các diễn viên lồng tiếng Holly Hunter, Craig T. Nelson, Sarah Vowell, Spencer Fox, Jason Lee, Samuel L. Jackson và Elizabeth Peña.

The Incredibles – Gia đình siêu nhân (2004)
The Incredibles – Gia đình siêu nhân (2004)

Bộ phim nói về gia đình siêu anh hùng Parr, mỗi người có một khả năng khác nhau. Sau khi chính phủ ra lệnh các siêu anh hùng phải sống ẩn dật trong đời thường, Robert Parr (Craig T. Nelson), trước kia là siêu anh hùng có biệt danh là “Mr. Incredible”, đã sống lại những ngày huy hoàng của mình sau lưng gia đình. Đồng thời, các con của anh đã cảm nhận được những khả năng của chúng trong khi vợ anh nghi ngờ các hoạt động của anh.

The Incredibles đầu tiên được phát triển như một phim hoạt hình truyền thống cho hãng Warner Bros., nhưng sau khi hãng này đóng cửa bộ phận làm phim hoạt hình, Bird đem kịch bản đến Pixar và làm việc lại với John Lasseter. The Incredibles là bộ phim thứ 6 được sản xuất bởi Pixar. Nó được Buena Vista Distribution, một công ty con của Disney, phát hành tại Bắc Mỹ vào ngày 5 tháng 11 năm 2004, và tại Anh Quốc và Cộng hòa Ireland trong ngày 26 tháng 11 cùng năm. Đây là bộ phim dài đầu tiên của Pixar mà tất cả các nhân vật chính đều là người. Ngày 15 tháng 3 năm 2005, nó được phát hành ra một bộ DVD hai đĩa tại Hoa Kỳ.

Tại lễ trao giải Oscar năm 2004, bộ phim giành giải phim hoạt hình hay nhất (đây là phim thứ nhì trong 4 phim mà Pixar đã giành được giải này) và biên tập âm thanh. Phim còn được đề cử cho giải kịch bản gốc hay nhất và âm thanh hay nhất, nhưng không thắng giải.

Công chúa tóc xù (Brave) (2012)

Công chúa tóc xù (tên gốc tiếng Anh: Brave) là phim hoạt hình máy tính thể loại tưởng tượng của Mỹ phát hành năm 2012 do Pixar Animation Studios sản xuất và Walt Disney Pictures phát hành. Cốt truyện của phim do nhà biên kịch/đạo diễn Brenda Chapman sáng tạo, lấy cảm hứng từ mối quan hệ giữa chính bà và con gái.

Công chúa tóc xù (Brave) (2012)
Công chúa tóc xù (Brave) (2012)

Với bộ phim này, Chapman trở thành nữ đạo diễn đầu tiên của Pixar đảm nhiệm vai trò đạo diễn một sản phẩm phim chiếu rạp. Công chúa tóc xù do Chapman, Mark Andrews, Steve Purcell, và Irene Mecchi viết kịch bản, Chapman và Andrews làm đạo diễn, và đồng đạo diễn bởi Purcell. Bộ phim có sự tham gia của các diễn viên lồng tiếng Kelly Macdonald, Julie Walters, Billy Connolly, Emma Thompson, Kevin McKidd, Craig Ferguson, và Robbie Coltrane.

Để tạo ra những hiệu ứng hình ảnh phức tạp nhất có thể, Pixar đã viết lại hoàn toàn toàn bộ hệ thống hoạt hình của họ, lần đầu tiên trong 25 năm lịch sử của hãng. Đây là bộ phim đầu tiên sử dụng định dạng âm thanh Dolby Atmos.

Lấy bối cảnh ở vùng Cao nguyên xứ Scotland, bộ phim kể câu chuyện về một nàng công chúa tên là Merida, người vô tình gây ra một vụ hỗn loạn trong vương quốc chỉ vì phản đối việc hứa hôn, một tục lệ cổ xưa giữa các bộ lạc. Sau khi tới hỏi ý một mụ phù thuỷ, Merida đã vô tình biến mẹ mình thành một con gấu và buộc phải hoá giải lời nguyền ấy trước khi quá muộn.

Công chúa tóc xù công chiếu lần đầu vào ngày 10 tháng 6 năm 2012, tại Liên hoan phim quốc tế Seattle, và được phát hành tại Bắc Mỹ vào ngày 22 tháng 6 năm 2012. Phim thu được nhiều thành công cả về chuyên môn và doanh thu, và giành Giải Oscar cho phim hoạt hình hay nhất,Giải Quả cầu vàng cho phim hoạt hình hay nhất,[8] cùng với Giải BAFTA cho phim hoạt hình hay nhất.

Ratatouille – Chuột đầu bếp (2007)

Chuột đầu bếp (tựa gốc tiếng Anh: Ratatouille; /rætəˈtuːiː/; phát âm tiếng Pháp: [ʁatatuj]) là phim điện ảnh hoạt hình máy tính hài hước của Mỹ năm 2007 do Pixar sản xuất và hãng Buena Vista Pictures Distribution chịu trách nhiệm phân phối. Đây là phim điện ảnh thứ tám do Pixar sản xuất, đồng thời phim do Brad Bird đạo diễn kiêm nhà đồng viết kịch bản, sau khi anh thay thế Jan Pinkava vào năm 2005. Tựa đề phim liên hệ đến một món ăn của Pháp mang tên “Ratatouille” được phục vụ ở cuối phim và cũng là một phép chơi chữ về xuất thân của nhân vật chính.

Ratatouille – Chuột đầu bếp (2007)
Ratatouille – Chuột đầu bếp (2007)

Phim có sự tham gia lồng tiếng của Patton Oswalt vai Remy, một chú chuột có dáng hình người đam mê nấu ăn; Lou Romano vai Linguini, một chàng trai trẻ dọn bếp kết bạn với Remy; Ian Holm vai Skinner, bếp trưởng trong nhà hàng của Auguste Gusteau; Janeane Garofalo vai Collete, đầu bếp phụ trách chế biến các món quay và nướng (rôtisseur) tại nhà hàng của Gusteau; Peter O’Toole vai Anton Ego, một nhà phê bình ẩm thực; Brian Dennehy vai Django, cha của Remy và thủ lĩnh của thị tộc chuột; Peter Sohn vai Emile, anh trai của Remy và Brad Garrett vai Auguste Gusteau, một đầu bếp giỏi vừa qua đời. Nội dung kể về một chú chuột tên Remy mơ ước trở thành một đầu bếp và cố gắng thực hiện mục tiêu của mình bằng cách hợp tác với một chàng trai dọn bếp trẻ tại một cửa hàng ở Paris.

Hành trình của Moana

Moana (tên gốc tiếng Anh: Moana, tên Việt khác là Cuộc hành trình của Moana, hay còn được biết đến với tên Vaiana ở một số quốc gia Châu Âu và Oceania ở Ý) là một bộ phim hoạt hình máy tính thể loại nhạc kịch, phim hài, phiêu lưu, kỳ ảo 3D năm 2016 của Mỹ sản xuất bởi Walt Disney Animation Studios và phát hành bởi Walt Disney Pictures. Moana là bộ phim thứ 56 trong danh sách các phim của Walt Disney Animation Studios. Đạo diễn của phim là Ron Clements và John Musker, và đồng đạo diễn là Don Hall và Chris Williams. Nhạc phim được viết bởi Lin-Manuel Miranda, Opetaia Foa’i và Mark Mancina.

Hành trình của Moana
Hành trình của Moana

Được Auli’i Cravalho, Dwayne Johnson, Rachel House, Temuera Morrison, Jemaine Clement, Nicole Scherzinger và Alan Tudyk lồng tiếng, bộ phim kể về câu chuyện của Moana, con gái của trưởng tộc người Polynesia, một cô gái có ý chí mạnh mẽ. Cô được biển cả chọn để hoàn thành sứ mệnh trao trả lại trái tim cho một nữ thần. Khi tai hoạ tấn công hòn đảo của cô, Moana đã buộc phải giương buồm ra khơi đi tìm Maui, một á thần huyền thoại, với hy vọng có thể cứu được người dân của mình.

The Lion King – Vua sư tử (2019)

Vua sư tử (tên gốc tiếng Anh: The Lion King) là phim điện ảnh ca nhạc của Mỹ năm 2019 do Jon Favreau đạo diễn và sản xuất, với phần kịch bản do Jeff Nathanson đảm nhiệm và hãng Walt Disney Pictures đóng vai trò làm hãng sản xuất. Đây là phiên bản làm lại theo phong cách hoạt hình máy tính của bộ phim hoạt hình truyền thống cùng tên năm 1994 của Disney.

Phim có sự tham gia lồng tiếng của Donald Glover, Seth Rogen, Chiwetel Ejiofor, Alfre Woodard, Billy Eichner, John Kani, John Oliver, Florence Kasumba, Eric Andre, Keegan-Michael Key, JD McCrary, Shahadi Wright Joseph và Beyoncé Knowles-Carter, cũng như James Earl Jones thể hiện lại vai diễn lồng tiếng của mình từ bộ phim gốc. Cốt truyện của phim kể về Simba, một chú sư tử con phải nắm lấy vai trò là vị vua hợp pháp của quê hương sau khi cha cậu là Mufasa bị sát hại dưới móng vuốt của người chú độc ác Scar.

The Lion King – Vua sư tử (2019)
The Lion King – Vua sư tử (2019)

Vua sư tử cũng trở thành phim điện ảnh có doanh thu cao thứ bảy mọi thời đại và đồng thời cũng là phim điện ảnh có doanh thu cao thứ hai trong năm 2019. Phim nhận được nhiều đánh giá trái chiều từ các nhà phê bình, với nhiều lời khen ngợi cho hiệu ứng hình ảnh, âm nhạc và trình diễn lồng tiếng (đặc biệt là Rogen và Eichner), nhưng cũng bị chỉ trích vì tác phẩm quá giống với bộ phim nguyên tác, cũng như cách diễn tả cảm xúc trên mặt các nhân vật chưa tốt.

Xem thêm:  Review Phim Hướng Dương Ngược Nắng, Phim Việt Nam không thể không xem

Phim đã nhận được đề cử cho hạng mục Phim hoạt hình hay nhất và Ca khúc trong phim hay nhất tại Giải Quả cầu vàng lần thứ 77 và Giải Critics’ Choice lần thứ 25. Tác phẩm cũng nhận được đề cử cho hạng mục hiệu ứng hình ảnh tại cả Giải BAFTA lần thứ 73 lẫn Giải Oscar lần thứ 92. Phần phim tiếp nối đang được phát triển với sự tham gia đạo diễn của Barry Jenkins.

Anomalisa – Những Mảnh Ghép Của Nỗi Cô Đơn

Anomalisa là một bộ phim hài kịch hoạt hình tĩnh do Charlie Kaufman và Duke Johnson đạo diễn và sản xuất, do Kaufman viết kịch bản dựa trên vở kịch năm 2005 cùng tên. Phim được phát hành ngày 30 tháng 12 năm 2015 bởi Paramount Pictures sau những gì Variety gọi là “những đánh giá tích cực” trong quá trình tranh giải ở các liên hoan phim.

Nhân vật chính của Anomalisa là Michael Stone (David Thewlis), một cây bút và diễn giả nổi tiếng về kỹ năng giao tiếp với khách hàng qua điện thoại. Ông nhận ra rằng tất cả mọi người (Tom Noonan) đều giống hệt nhau đến khi ông gặp người phụ nữ đặc biệt có tên Lisa (Jennifer Jason Leigh) tại một khách sạn ở Cincinnati.

Anomalisa - Những Mảnh Ghép Của Nỗi Cô Đơn
Anomalisa – Những Mảnh Ghép Của Nỗi Cô Đơn

Anomalisa được đề cử giải Oscar cho phim hoạt hình hay nhất (bộ phim mác R đầu tiên được đề cử), giải Quả cầu vàng cho phim hoạt hình hay nhất và năm giải Annie. Nó cũng trở thành bộ phim ngắn đầu tiền đoạt Giải thưởng lớn của Ban giám khảo tại Liên hoan phim quốc tế Venice lần thứ 72 sau khi ra mắt tại Liên hoan phim Telluride vào ngày 4 tháng 12 năm 2016.

Minions – Kẻ Trộm mặt trăng (2015)

Despicable Me (tạm dịch: Tôi ti tiện, phát hành ở Việt Nam dưới tên Kẻ trộm mặt trăng) là một bộ phim hoạt hình 3D của Universal Pictures và Illumination Entertainment, được phát hành ngày 9 tháng 7 năm 2010 ở Hoa Kỳ. Bộ phim có sự tham gia lồng tiếng của Steve Carell, Jason Segel, Russell Brand, Julie Andrews, Will Arnett, Kristen Wiig, và Miranda Cosgrove. Đây là bộ phim CGI đầu tiên được sản xuất bởi Universal, cùng với Illumination Entertainment. Bộ phim được dàn dựng hoàn toàn bằng máy tính tại studio Mac Guff ở Paris, Pháp.

Minions – Kẻ Trộm mặt trăng (2015)
Minions – Kẻ Trộm mặt trăng (2015)

Bộ phim kể về câu chuyện của một siêu trộm tên là Gru, vốn có âm mưu lợi dụng ba đứa trẻ mồ côi để thực hiện ý đồ xấu xa, đã tìm thấy được ở ba cô bé một tình thương yêu kì lạ, và điều này đã thay đổi con người Gru.

Bộ phim thu được các ý kiến tích cực từ các nhà phê bình, và thu về hơn 500 triệu đô-la Mỹ trên toàn thế giới, so với số vốn là 69 triệu đô-la.

Paranorman và giác quan thứ 6

Norman và giác quan thứ sáu (tiếng Anh: ParaNorman) là phim hoạt hình Stop motion 3D Mỹ 2012 được Laika sản xuất, Focus Features phát hành vào ngày 17 tháng 8 năm 2012.

Phim có sự tham gia lồng tiếng của Kodi Smit-McPhee, Jodelle Ferland, Tucker Albrizzi, Anna Kendrick, Casey Affleck, Christopher Mintz-Plasse, Leslie Mann, Jeff Garlin, Elaine Stritch, Bernard Hill, Tempestt Bledsoe, Alex Borstein và John Goodman. Đây là phim stop-motion đầu tiên sử dụng máy in màu 3D để tạo ra gương mặt nhân vật và là phim thứ hai quay trong môi trường 3D.

Paranorman và giác quan thứ 6
Paranorman và giác quan thứ 6

Phim nhận được nhiều phản hồi tích cực từ giới chuyên môn,[6] phim khá thành công khi về $107 triệu tại phòng vé với kinh phí sản xuất là $60. Phim từng được đề cử Giải Oscar cho phim hoạt hình hay nhất và Giải BAFTA cho phim hoạt hình hay nhất năm 2012.

Your Name – Tên cậu là gì? (2016)

Your Name – Tên cậu là gì? (Nhật: 君きみの名なは。 Hepburn: Kimi no Na wa.?, Tựa tiếng Anh: your name.), rút ngắn thành “Your Name”, là một bộ phim điện ảnh hoạt hình Nhật Bản thuộc thể loại tình cảm lãng mạn, kỳ ảo, chính kịch do Shinkai Makoto đạo diễn, được chuyển thể thành tiểu thuyết cùng tên của ông.

Phim do hãng CoMix Wave Films sản xuất và Toho phát hành. Mảng thiết kế nhân vật do Tanaka Masayoshi thực hiện, phần hoạt hình do Ando Masashi chịu trách nhiệm,[6] còn ban nhạc J-rock RADWIMPS phụ trách phần âm nhạc. Bộ phim kể về Mitsuha – một nữ sinh trung học buồn chán với cuộc sống tẻ nhạt ở vùng thôn quê và Taki – một chàng trai Tokyo – vì một lý do nào đó bị hoán đổi cơ thể trong khi sao chổi thiên niên kỉ đang đến gần.

Your Name – Tên cậu là gì? (2016)
Your Name – Tên cậu là gì? (2016)

Bộ phim cũng trở thành một hiện tượng điện ảnh tại Nhật Bản khi có doanh thu phòng vé cao nhất Nhật Bản năm 2016, là phim có doanh thu cao thứ 4 trong lịch sử Nhật Bản và phim anime điện ảnh có doanh thu toàn cầu cao nhất mọi thời đại.

Đây cũng là bộ phim Nhật Bản ăn khách nhất mọi thời đại tại các thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và Thái Lan, và được mệnh danh là kẻ thống trị phòng vé Châu Á năm 2016 khi vị trí đầu bảng xếp hạng doanh thu phòng vé tại các nước và vùng lãnh thổ như Thái Lan, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam cũng do tác phẩm này nắm giữ trong tuần lễ ra mắt.

Ngoài ra, thắng lợi của phim còn dẫn đến thành công kỉ lục của nền điện ảnh Nhật Bản trong năm 2016, cũng như sự tăng trưởng mạnh về mặt tài chính của các công ty liên quan trực tiếp và gián tiếp, bao gồm nhà phát hành Toho. Bên cạnh đó, việc sử dụng hình ảnh của các địa danh có thật ngoài đời đã làm bùng nổ thị trường du lịch Nhật Bản khi du khách trong và ngoài nước đổ đến tham quan các địa điểm có thật trong phim.

Đảo của những chú chó (Isle of Dogs)

Đảo của những chú chó (tên gốc tiếng Anh: Isle of Dogs) là phim hoạt hình tĩnh vật chính kịch-hài hước khoa học viễn tưởng năm 2018 do Wes Anderson đạo diễn, sản xuất kiêm biên kịch. Lấy bối cảnh đất nước Nhật Bản hậu tận thế, bộ phim kể lại câu chuyện về một cậu thiếu niên lên đường tìm kiếm chú chó của mình sau khi loài chó bị trục xuất tới một hòn đảo biệt lập do đại dịch cúm chó bùng phát.

Phim có sự tham gia lồng tiếng của Bryan Cranston, Edward Norton, Bill Murray, Jeff Goldblum, Bob Balaban, Greta Gerwig, Frances McDormand, Courtney B. Vance, Fisher Stevens, Harvey Keitel, Liev Schreiber, Scarlett Johansson, Tilda Swinton, F. Murray Abraham, Frank Wood, Nomura Kunichi và Ono Yōko.

Đảo của những chú chó (Isle of Dogs)
Đảo của những chú chó (Isle of Dogs)

Là một sản phẩm do Mỹ và Đức phối hợp thực hiện, Đảo của những chú chó do Indian Paintbrush cùng công ty sản xuất riêng của Anderson là American Empirical Pictures, hợp tác với Studio Babelsberg chịu trách nhiệm sản xuất. Đảo của những chú chó cũng là tác phẩm chiếu khai mạc Liên hoan phim quốc tế Berlin lần thứ 68, và tại đây Anderson cũng được vinh danh giải Gấu bạc cho Đạo diễn xuất sắc nhất.

Phim được hãng Fox Searchlight Pictures công chiếu giới hạn tại Mỹ vào ngày 23 tháng 3 năm 2018, và khởi chiếu rộng rãi từ ngày 13 tháng 4; tại Việt Nam, phim được công chiếu vào ngày 1 tháng 6 năm 2018. Phim thu về 64,1 triệu USD và nhận được nhiều lời khen ngợi từ giới phê bình cho phần hoạt họa cũng như cốt truyện của bộ phim. Phiên bản manga chuyển thể từ bộ phim do Mochizuki Minetarō thực hiện được xuất bản năm 2018, bắt đầu từ số ra ngày 24 tháng 5 của tờ Weekly Morning.

My Neighbor Totoro – Hàng xóm của tôi là Totoro (1988)

Hàng xóm của tôi là Totoro (となりのトトロ / Tonari no Totoro trong tiếng Nhật, My Neighbor Totoro trong tiếng Anh) là một phim hoạt hình Nhật Bản được hãng Ghibli sản xuất vào năm 1988, vua hoạt hình của Nhật Bản Miyazaki Hayao viết kịch bản và đạo diễn. “Hàng xóm của tôi là Totoro” có thể coi là một trong những phim hoạt hình lớn đầu tiên của Hayao Miyazaki, tác phẩm này vui tươi, trong sáng, phù hợp với mọi lứa tuổi và thành phần. Nó mở màn cho loạt hoạt hình vẽ bằng tay sau này.

My Neighbor Totoro – Hàng xóm của tôi là Totoro (1988)
My Neighbor Totoro – Hàng xóm của tôi là Totoro (1988)

Ý nghĩa to lớn nhất ở “My neighbor Totoro” chính là ca ngợi tình người một cách thật giản dị. Cảnh ba cha con Kusakabe đi xe đạp tới bệnh viện thăm mẹ, tiếng nói cười hồn nhiên của hai chị em Satsuki, Mei dưới ánh trăng tròn khi họ chơi đùa cùng Totoro, nỗi vui mừng của bà Nanny lẫn cậu bé Kanta khi Satsuki tìm thấy Mei an toàn…

Tất cả đều toát lên sự dễ thương, màu nhiệm luôn luôn diễn ra hằng ngày trong cuộc đời. Phép lạ trong phim không quá xa vời và phô bày như những phim hoạt hình khác của Disney. Mọi chi tiết đều nhẹ nhàng, đơn giản nhưng sâu sắc đúng như phong cách kín đáo, thâm trầm của người Đông phương nói chung và dân tộc Nhật nói riêng.

Rango (Tắc kè nhát gan)

Rango làm một bộ phim hoạt hình theo thể loại hành động hài hước, lấy bối cảnh miền Viễn Tây nước Mỹ được sản xuất năm 2011 bởi Graham King. Đây là một bộ phim thành công về thương mại, giành giải Oscar cho phim hoạt hình hay nhất năm 2011.

Rango (Tắc kè nhát gan)
Rango (Tắc kè nhát gan)

Nhân vật chính của Rango là một chú tắt kè hoa, tình cờ oái oan đến thị trấn Dirt. Phin được lòng tiếng bởi các nghệ sĩ: Johnny Depp, Isla Fisher, Bill Nighy, Abigail Breslin, Alfred Molina, Harry Dean Stanton, Ray Winstone, Timothy Olyphant, Stephen Root và Ned Beatty. Phim được chính thức công chiếu tại rạp vào ngày 04 tháng 03 năm 2011.

A Silent Voice – Dáng Hình Thanh Âm (2016)

Dáng hình thanh âm (Nhật: 聲の形 Hepburn: Koe no Katachi?, nhan đề phụ bằng tiếng Anh là The shape of voice) là một bộ phim điện ảnh hoạt hình Nhật Bản đề tài chính kịch học đường ra mắt năm 2016, do xưởng phim Kyōto Animation sản xuất, Yamada Naoko đạo diễn và Yoshida Reiko chắp bút phần kịch bản. Người phụ trách khâu thiết kế nhân vật nổi bật trong phim là Nishiya Futoshi trong khi phần âm nhạc được đảm nhiệm bởi nhà soạn nhạc Ushio Kensuke.

Nội dung chính của phim xoay quanh hai nhân vật chính là Ishida Shōya và cô bạn khiếm thính bẩm sinh Nishimiya Shōko – mối quan hệ của họ đã vẽ nên mối liên kết giữa con người với con người và cả những thất vọng trong giao tiếp. Tác phẩm dựa trên manga cùng tên do nữ tác giả manga Ōima Yoshitoki viết kịch bản và vẽ minh họa; manga nguyên tác đã được cấp phép bản quyền cho nhà xuất bản Trẻ dưới tựa đề tiếng Việt chính thức là Dáng hình thanh âm. Phim công chiếu lần đầu tại Nhật Bản vào ngày 17 tháng 9 năm 2016 và trên toàn cầu từ tháng 2 năm 2017 đến tháng 8 năm 2018.

A Silent Voice – Dáng Hình Thanh Âm (2016)
A Silent Voice – Dáng Hình Thanh Âm (2016)

Dáng hình thanh âm đã giành được một số đề cử giải thưởng, trong đó gồm đề cử “Phim hoạt hình xuất sắc nhất” tại Giải Viện Hàn lâm Nhật Bản lần thứ 40, chiến thắng tại Giải phê bình điện ảnh Nhật Bản lần thứ 26 hạng mục phim hoạt hình, đề cử tại giải thưởng Liên hoan Nghệ thuật truyền thông Nhật Bản lần thứ 20, và được Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản khuyến nghị nên xem. Bộ phim đã có nhiều buổi công chiếu dành cho người khiếm thính tại các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Nổi gió (The Wind Rise)

Kaze Tachinu (風立ちぬ Gió nổi?) là một phim hoạt hình dã sử với kịch bản và đạo diễn thực hiện bởi Miyazaki Hayao, phát hành vào mùa hè năm 2013.

Bộ phim dựa trên bộ truyện tranh cùng tên, vốn chính bộ truyện dựa trên dựa trên một truyện ngắn được viết vào giai đoạn 1936-1937 của Hori Tatsuo (28/12/1904 – 28/05/1953), một nhà văn, nhà thơ và dịch giả sống vào giữa thế kỷ 20 (thời kỳ Showa) của Nhật Bản. Kaze Tachinu là một cuốn tiểu sử giả tưởng về Horikoshi Jirō, người thiết kế của Mitsubishi A5M (đặc trưng trong phim) và những đàn em nổi tiếng của nó là Mitsubishi A6M Zero. Cả hai đều là máy bay chiến đấu mà Đế quốc Nhật Bản sử dụng trong Thế chiến II. Miyazaki cho biết đây sẽ là bộ phim cuối cùng của ông. Tên tiếng Anh của phim là The Wind Rises.

Nổi gió (The Wind Rise)
Nổi gió (The Wind Rise)

Kaze Tachinu là phim có doanh thu cao nhất Nhật Bản năm 2013. Phim đã nhận được các giải thưởng như giải Viện Hàn lâm Nhật Bản cho phim hoạt hình hay nhất, cùng nhiều đề cử danh giá như đề cử giải Oscar cho phim hoạt hình hay nhất, đề cử Quả cầu vàng cho phim nói tiếng nước ngoài hay nhất.

Trên đây là tổng hợp TOP 35 phim hoạt hình hay nhất mọi thời đại xem là mê của Topnhatvn. Chúc các bạn có những giấy phút xem phim vui vẻ. Còn phim nào hay bạn hãy góp ý bên dưới phần bình luận nhé,

5/5 - (1 bình chọn)
Chia sẻ:
Bình luận Ẩn danh:
guest
1 Bình Luận
Oldest
Newest Most Voted
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
Bé Gạo
Bé Gạo
1 year ago

Ui toàn phim hay

Cùng chủ đề: